Những dòng chảy ngầm của truyền thống xưa

31-08-2018 Lượt xem:

     Đoàn Việt Nam vừa xuất sắc giành giải Nhất Liên hoan Múa rối thế giới lần thứ 8 cùng giải Trang trí và tạo hình con rối đẹp nhất được tổ chức tại Ekaterinburg, Nga. 
Ngay sau màn biểu diễn của đoàn Việt Nam, trên trang web chính thức của thành phố Ekaterinburg культура.екатеринбург.рф đã đăng tải bài viết khen ngợi múa rối nước Việt Nam với tựa đề “Những dòng chảy ngầm của truyền thống xưa”.


      Từ 16-18/8 tại vườn hoa Lịch sử, trong khuôn khổ Festival múa rối quốc tế khán giả đã được thưởng thức Chương trình biểu diễn múa rối nước truyền thống Việt Nam. Đằng sau một vở rối nước đẹp đẽ là những suy tư sâu sắc của văn hóa dân tộc, nghệ thuật của những nghệ nhân làm rối và sức lao động miệt mài của các nghệ sĩ múa rối.
Ngày lễ là một trạng thái thiên về nội tâm hơn là hình thức. Những chú hề giỏi nhất hành tinh có thể làm bạn vui, xung quanh bạn, có thể là những màn pháo hoa tưng bừng nhất, có thể là những ngôi sao ca hát, nhưng nếu không có một sự cởi mở nội tâm và dễ tiếp nhận, thì tất cả những điều đó cũng sẽ trôi tuột qua.


Một trong những thời khắc tuyệt vời nhất của show diễn múa rối nước đầu tiên hôm qua của đoàn Việt Nam là khi con rối đầu tiên xuất hiện. Khán giả hầu hết là người Ekaterinburg đủ mọi lứa tuổi ồ lên thán phục, những gì diễn ra đã đi thẳng vào lòng khán giả một cách sống động, trọn vẹn. Những câu hỏi “sao họ làm được thế nhỉ” và sự đồng cảm chân thật cho các nghệ sĩ Việt Nam đang đứng dưới nước trong thời tiết không mấy ấm áp của Ural ngập tràn “khán phòng” từ khắp phía.


    Tiết mục biểu diễn của Nhà hát múa rối Việt Nam “Nước Việt tuyệt vời” được xây dựng từ những câu chuyện có chung chủ đề - công việc đồng áng trên những cánh đồng ngập nước của Việt Nam, lồng vào đó là câu chuyện huyền thoại truyền thống. Các nhân vật rồng, cá, chim phượng và rùa biểu trưng cho thần thoại. Đó chính là biểu tượng của tự nhiên – lửa, nước, đất, không khí. Ngoài ra, các nhân vật đó cũng mang tính biểu tượng – đó là sự thông thái, lòng dũng cảm, sức mạnh trí tuệ và thể chất, chim phượng hoàng – đó là năng lượng sống.
Các nhân vật con người xuất hiện trong vở diễn cũng được lựa chọn từ hàng nghìn năm. Giống như trong loại hình nghệ thuật truyền thống của Ý commedia dell'arte: một cậu bé đóng khố ở đầu câu chuyện – đó là chú Tễu dũng cảm: chú có thể khen ngợi, chê bai, chế nhạo.
Các chủ đề tưởng như thông thường nhất – bắt cá, khai hoang, thu hoạch mùa màng – trên sân khấu múa rối nước truyền thống cũng biến thành những trận chiến, những buổi hòa nhạc, những vở kịch nhỏ như thường thấy trong văn hóa dân gian.
         Điều thú vị là hình thức và nội dung hoạt động diễn xuất chính là do lịch sử xuất hiện loại hình biểu diễn này mang lại: hơn một nghìn năm trước, ở vùng hạ lưu sông Hồng (ngoại ô Hà nội ngày nay), khi cánh đồng bị ngập, người ta đã nghĩ ra các vở kịch để giải trí bằng cách sử dụng những con con bù nhìn coi rơm. Sau một thời gian và tới ngày nay, thân con rối được làm từ gỗ sung vì nó nhẹ và không chìm. Những sợi chỉ nhỏ nối từ các khớp của rối nước được luồn qua con sào, buộc vào ngón tay của các nghệ sĩ, vì thế, con rối không chỉ cử động được tất cả các hướng mà còn vẫy tay, khua chân, thậm chí há miệng. Các nghệ sĩ đứng dưới nước, phía sau một tấm rèm. Công việc quả thực nặng nhọc, nhưng phải có tài nghệ và thể lực để điều khiển những con rối ở khoảng cách mà thực ra là không nhìn được con rối đó.
      Góp mặt trong chuỗi hoạt đồng kỷ niệm Ngày thành lập thành phố, sự kiện này đã tạo ra một không khí lễ hội mà mỗi chúng ta có thể trực tiếp tương tác theo cách hồn nhiên nhất.